Những lo ngại về ô nhiễm môi trường, rác thải nhựa dẫn đến việc thúc đẩy nghiên cứu và phát minh những vật liệu thay thế thân thiện với môi trường. Trong đó, nhựa sinh học đã ra đời và nhận được sự quan tâm đông đảo trong những năm gần đây. Vậy, nhựa sinh học là gì? Có những loại nhựa sinh học nào hiện nay? Hãy cùng Bao Bì Minh Sang tìm kiếm qua bài chia sẻ dưới đây.
Danh Mục
1. Nhựa Sinh Học Là Gì?
Nhựa sinh học là một trong những loại nhựa được làm từ những nguồn sinh khối có khả năng tái tạo như: Chất béo thực vật, tinh bột ngô, bã cà phê, dầu và mía…. Đây đều là những giải pháp thân thiện với môi trường so với loại nhựa truyền thống. Những loại nhựa sinh học chúng có khả năng phân hủy trong môi trường tự nhiên mà không hề gây hại.

2. Có những loại nhựa sinh học nào?
Có nhiều thông tin cho rằng các sản phẩm được làm từ nhựa sinh học đều có khả năng phân hủy tốt trong môi trường tự nhiên. Thực tế không phải vậy, dù làm từ nguyên liệu nguồn gốc tái tạo nhưng chúng có phẩn phân hủy hoặc không phân hủy. Vì vậy, nhựa sinh học được phân chia làm các loại như:
Nhựa sinh học phân hủy sinh học
Đây là những loại nhựa sinh học có thể phân hủy thành CO2, H20 và mùn nhờ sự tác động của sinh vật. Sự phân hủy này là do trong quá trình sản xuất tinh bột sau khi lên men thành acid lactic sẽ trải qua quá trình polyme hoa lactide. Chúng sẽ tạo thành các phân tử chuỗi axit polylactide và sẽ chuyển hóa thành CO2 và H2O.
Như vậy, khả năng phân hủy sẽ phụ thuộc vào tính chất hóa học của Polymer cấu tạo nên mà không phải do nguồn gốc nguyên liệu. Trên thị trường hiện nay có một số loại nhựa sinh học phân hủy như:
- Nhựa PLA: Loại nhựa này được tạo ra từ quá trình lên men tinh bột ngô bởi vi khuẩn. Đặc tính của loại nhựa này cứng, độ đàn hồi và độ bền cao nên được sử dụng trong việc sản xuất: Thìa, dao, hộp đựng, dĩa, khay đựng và nhiều sản phẩm y tế.

- Nhựa PHA: Đây cũng là một loại nhựa được sản xuất tự nhiên nhờ vi khuẩn, các mô thực vật biến đổi gen. Loại nhựa cũng được sử dụng nhiều trong đóng gói thực phẩm và trong y tế.

Nhựa sinh học không phân hủy sinh học
Loại nhựa này thường được làm từ nguyên liệu có nguồn gốc tái tạo và tiêu biểu là các loại nhựa như: PP, PE, PA, PET…. Trong quá trình sản xuất loại nhựa này thì tinh bột lên men thành ethanol. Sau đó, chúng sẽ tổng hợp thành ethylene hoặc propylene và tiếp tục trùng hợp thành những sản phẩm nhựa có đặc tính với nhựa truyền thống.
Do vậy, dù được làm từ những nguyên liệu có nguồn gốc tái tạo nhưng về bản chất chúng không phân hủy sinh học. Thay vào đó chúng chỉ phân rã trong môi trường.
3. Những ưu điểm nổi bật của nhựa sinh học
Nhựa sinh học ngày càng được ưa chuộng sử dụng trên thị trường hiện nay nhờ những ưu điểm nổi bật như:
- Nhựa sinh học với khả năng dễ dàng tái chế hơn vì ít hóa chất và các chất độc hại.
- Trong quá trình sản xuất nhựa sinh học tiêu hao ít năng lượng hơn so với sản xuất nhựa thông thường.
- Giảm lượng chất thải ra môi trường trong quá trình sản xuất nhựa sinh học.
- Giảm thiểu sự tiêu thụ dầu hóa bởi dầu là thành phần quan trọng trong sản xuất nhựa truyền thống. Dầu mỏ có tác động tiêu cực đến môi trường và sử dụng nhựa sinh học sẽ giảm thiểu lượng xăng dầu và giảm nguy cơ với môi trường.
- Phân hủy những chất hữu cơ có lợi cho đất làm cho đất màu mỡ hơn, nâng cao độ phì nhiêu của đất.
4. Ứng dụng của nhựa sinh học trong cuộc sống hiện nay
Nhựa sinh học với nhiều ưu điểm nổi bật vượt trội được lựa chọn sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ứng dụng trong ngành bao bì
Hiện nay, nhựa sinh học được lựa chọn sử dụng làm bao bì với các túi đựng các sản phẩm khác nhau. Ngoài ra, nhựa còn được sử dụng làm cốc, bát dùng một lần, hộp đựng thực phẩm hay màng bọc thực phẩm. Nhờ nhiều ưu điểm nổi bật và an toàn cho con người nên nhựa sinh học ngày càng được lựa chọn sử dụng trong ngành bao bì.
Ứng dụng trong thiết bị y tế
Nhựa sinh học cũng được dùng để chế tạo các thiết bị y tế như: Những dụng cụ cấy ghép, phẫu thuật… mang lại lợi thế trong ngành y tế. Nhựa sinh học và khả năng phân hủy trong cơ thể theo thời gian cũng đang được nghiên cứu để sản xuất nhiều thiết bị y tế bền vững khác.
Ứng dụng trong điện tử, dệt may
Trong ngành dệt may nhựa sinh học cũng đang được ưa chuộng sử dụng để chế tạo linh kiện cho thiết bị gồm bộ sạc, vỏ bọc. Nhựa trở nên phổ biến trong ngành dệt may nơi chúng được dùng để tạo ra sợi và vải cho túi xách, quần áo, phụ kiện. Nhựa sinh học đang là một giải pháp thay thế bền vững hơn cho nhựa truyền thống.
5. Kết luận
Có thể thấy nhựa sinh học đang dần trở thành giải pháp thay thế quan trọng cho nhựa truyền thống. Sử dụng nhựa sinh học góp phần vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường hướng đến một nền kinh tế tuần hoàn bền vững. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích hãy truy cập vào trang web của Minh Sang.