Hiện nay các vật dụng bằng nhựa đã là thành phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta bởi sự tiện dụng, an toàn và giá thành rẻ. Mỗi loại nhựa sẽ có công dụng và giá thành khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế có bao nhiêu loại nhựa, tín năng và cách phân biệt chúng thì không phải ai cũng biết. Để Minh Sang mách cho bạn cách phân biệt các loại nhựa ngay bây giờ nhé!
Nhựa PET (PETE)
Nhựa PET hay có tên gọi khác là nhựa PETE (Polyethylene terephthalate) là một trong các loại nhựa phổ biến được sử dụng để sản xuất các loại nước uống như nước khoáng, nước ngọt, nước trái cây, bia, cà phê… và còn được dùng sản xuất khay đựng thức ăn, băng cách điện, dây cách điện, thành phần gia cố băng tải, dây đai, bạt, đệm trong gối, chăn bông….
Mã nhận dạng nhựa PET được sử dụng để phân biệt các loại nhựa khác. Nhựa PET được ghi ký hiệu số 1 trong hình tam giác trên bề mặt chai nước.
Nhựa PET có màu sắc trong suốt, có đặc điểm rất nhẹ, độ bền cao, độ dẻo cao và chống được các chất lỏng và không khí bên ngoài xâm nhập vào bên trong, ngoài ra loại nhựa này cũng có khả năng chịu được áp suất.
Bạn cũng nên lưu ý rằng, nhựa PET chỉ sử dụng 1 lần duy nhất bởi vì khi chúng tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài hoặc tái chế nhiều lần, chúng sẽ tạo ra các chất độc hại như antimon trioxit (chất chống cháy và cũng là chất xúc tác trong PET) gây ra các vấn đề bệnh tật cho con người như ung thư, gây kích ứng da và đường hô hấp… Do vậy, cần hạn chế sử dụng sản phẩm làm bằng loại nhựa này và hạn chế để chúng tiếp xúc với nguồn nhiệt độ cao.
Nhựa HDP hay HDPE
Nhựa HDP hay HDPE (polyethylene) là loại nhựa được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống. Cách phân biệt các loại nhựa so với nhựa PE là dựa vào mã nhận dạng nhựa HDPE, chúng được ghi ký hiệu số 2 trong hình tam giác trên bề mặt chai nước.
Nhựa HDPE có đặc điểm nổi bật như độ cứng cao, độ bền cao, dễ gia công. Nhựa HDPE được sản xuất chủ yếu để làm các loại túi nhựa, hộp đựng sữa chua, hộp đựng bơ thực vật, chai đựng chất tẩy rửa, chai đựng dầu gội đầu…
Nhựa HDPE được đánh giá là tương đối an toàn cho con người khi sử dụng thực phẩm và nước uống sản xuất bằng loại nhựa này. Bạn có thể tái sử dụng chúng và làm thành các vật dụng hằng ngày như thùng rác tái chế, gạch lát sàn nhà, chậu hoa…
Nhựa PVC
Nhựa PVC (polyvinyl chloride) là loại nhựa có tính chất vô cùng linh hoạt, dễ pha trộn và có độ trong suốt cao. Một trong những cách nhận biết các loại nhựa với nhựa PVC đó là dựa vào mã nhận dạng nhựa PVC. Chúng thường được ghi ký hiệu số 3 bên trong hình tam giác trên bề mặt chai nước.
Nhựa PVC đã từng là loại nhựa sử dụng cũng rất phổ biến trong cuộc sống nhưng hiện nay việc sản xuất PVC đã giảm đi do gây nguy hại đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng.
Nhựa PVC tuy giảm đi nhưng vẫn hiện diện trong các món đồ chúng ta đang sử dụng hằng ngày như đồ chơi, chai nước súc miệng, chai dầu ăn, chai nước lau cửa sổ vì chi phí sản xuất thấp và có thể linh hoạt kết hợp với nhiều hóa chất khác nhau.
Trong quá trình sản xuất và sử dụng, nhựa PVC sẽ sinh ra nhiều chất độc hại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và làm ô nhiễm môi trường vì khó phân hủy như bisphenol A, dioxin, thủy ngân, cadmium… Nhựa PVC ít khi được tái chế và không dễ thực hiện ở trong công nghiệp. Trong 1 số ít trường hợp, nhựa PVC có thể làm bao bì nhựa, ván sàn, chất kết dính, tấm chắn bùn…
Nhựa LDPE
Nhựa LDPE (low-density polyethylene) là một trong các loại nhựa phổ biến mà chúng ta sẽ bắt gặp chúng nhiều lần trong cuộc sống. Cách phân biệt các loại nhựa so với nhựa PE rất đơn giản, bạn chỉ cần chú ý mã nhận dạng số 4 bên trong hình tam giác trên bề mặt sản phẩm. Chúng được sử dụng dùng làm túi đựng bánh mì, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm tươi sống… ngoài ra cũng được sử dụng để sản xuất nắp chai và 1 số đồ chơi trẻ em.
Nhựa LDPE có khả năng chống các dung môi axit, bazo, muối rất hiệu quả, loại nhựa này có tính linh hoạt, độ bền, độ trong suốt nằm ở mức trung bình nên phù hợp với các sản phẩm đóng gói bên trong bao bì nhựa cần hàn nhiệt. Nhựa LDPE rất an toàn cho con người khi sử dụng thực phẩm, nước uống trong bao bì nhựa, chai nhựa… Nhựa LDPE mất ít nhất 100 – 200 năm để phân hủy trong bãi chôn rác thải nhựa, bạn có thể tái sử dụng chúng để sản xuất phong bì, đệm lót thùng rác, đồ nội thất, gỗ phong cảnh…
Nhựa PP
Nhựa PP (polypropylene) có cấu trúc hóa học đơn giản như nhựa PE, nhưng loại nhựa này có khả năng chịu nhiệt và cứng hơn nhựa PE rất nhiều. Đặc điểm của loại nhựa này có ưu điểm nổi bật như chống ẩm, chống hóa chất, chống nhiệt, chống va đập rất tốt. Bạn chỉ cần dựa vào mã nhận dạng nhựa PP, chúng được ghi ký hiệu số 5 trong hình tam giác trên bề mặt sản phẩm để phân biệt các loại nhựa với nhựa PP.
Chúng được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới để sản xuất hộp đựng thực phẩm (pho mát, bơ thực vật, sữa chua, sữa tươi, tương ớt, tương cà…), hộp đựng thuốc, ống hút, băng vệ sinh, áo giữ nhiệt… Loại nhựa này không gây độc hại gì cho con người nên bạn yên tâm sử dụng chúng làm vật dùng trong đời sống hằng ngày. Bạn có thể tái chế nhựa PP thành hộp đựng pin ô tô, bàn chải, chổi…
Tham Khảo : Nhựa Polypropylene là gì | Ưu và nhược điểm
Nhựa PS
Nhựa PS (polystyrene) là loại nhựa có mã nhận dạng nhựa số 6 bên trong hình tam giác trên bề mặt sản phẩm. Nhựa PS có tính chất linh hoạt, dễ định hình, có độ bền rất thấp và có chi phí sản xuất thấp hơn so với các loại nhựa khác. Chúng chủ yếu sử dụng để làm dao kéo, vỏ bút bi, hộp đựng trứng, hộp đựng ly, bao bì nhựa, mũ bảo hiểm, móc treo, khung biển số xe, ống nghiệm… và còn nhiều ứng dụng thực tiễn khác.
Nhựa PS rất độc hại vì chúng giải phóng monome styrene là chất gây ung thư rất nguy hiểm cho con người, ảnh hưởng xấu đến phổi, tim, hệ miễn dịch… Nhựa PS rất khó tái chế, chỉ được tái chế thành bao bì và dây cách nhiệt, băng cách nhiệt.
Trên đây là cách phân biệt các loại nhựa mà Nhà Máy Bao Bì Minh Sang đã cung cấp cho bạn. Nếu có nhu cầu sản xuất, in ấn bao bì nhựa thì hãy liên hệ cho chúng tôi qua website https://baobiminhsang.com/. Minh Sang hân hạnh được phục vụ quý khách.