Nhựa Polyme phân hủy sinh học đang là một trong những loại nhựa đang được ứng dụng phổ biến, rộng rãi trên thị trường hiện nay. Loại nhựa này được tạo ra từ protein thực vật 100% tự nhiên đảm bảo sự an toàn, thân thiện với môi trường. Để hiểu chi tiết về loại nhựa này hãy cùng Bao Bì Minh Sang tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây.
Danh Mục
Tìm hiểu nhựa polyme phân hủy sinh học là gì?
Nhựa polyme phân hủy sinh học được xem là một loại nhựa được cấu thành từ những polyme có khả năng phân hủy thành các những phân tử đơn giản hơn như: CH4, H2O, CO2…. dưới tác động của vi sinh vật, độ ẩm, ánh sáng và nhiệt độ. Thời gian phân hủy của nhựa ngắn không gây ô nhiễm môi trường.

Với nhu cầu cần bảo vệ môi trường sống nên hầu hết các loại nhựa polyme phân hủy sinh học có nguồn gốc từ những nguyên liệu tái tạo như: Xenlulozo, tinh bột, rong biển hoặc vỏ của một số động vật giáp xác như cua, tôm….
Tác nhân nào giúp nhựa polyme phân hủy sinh học
Nhựa polyme phân hủy sinh học trong một khoảng thời gian ngắn tuy nhiên cần phải có một số tác nhân thúc đẩy quá trình phân hủy. Một số tác nhân tiêu biểu, nổi bật như:
Các vi sinh vật
Để nhựa polyme phân hủy sinh học được nhanh chóng thì tác nhân chính và quan trọng là vi sinh vật. Có nhiều loại vi sinh vật có thể phân hủy nhựa polyme trong đó vi khuẩn và nấm là hai loại có vai trò quan trọng nhất.
- Nấm xuất hiện trên bề mặt của vật liệu trong điều kiện môi trường có không khí, nhiệt độ và độ ẩm cao. Khi nấm phân hủy vật liệu nhờ enzyme có trong tế bào của chúng và sau đó sẽ phản ứng phân hủy thường là N2, CO2, CH4 và H2O….
- Vi khuẩn là những sinh vật đơn bào thuộc loại ký sinh trùng, chúng có số lượng đông đảo nhất trong tự nhiên. Cơ chế phân hủy của vi khuẩn cũng tương tự như nấm. Chúng sẽ ăn những mảnh nhựa và phá vỡ cấu trúc mạch phân tử rồi tiêu thụ các chất hữu cơ và sinh ra H2O, Co2, khí Metan….

Những tác nhân khác
Bên cạnh các vi sinh vật thì có một số tác nhân khác gây phân hủy sinh học nhựa polyme nhanh chóng hơn như:
- Nhiệt độ: Nhiệt độ sẽ khiến cho cấu trúc polyme bị phá vỡ và vật liệu bị phân rã tạo điều kiện cho quá trình phân hủy. Hơn nữa, nhiệt độ cũng giúp cho vi sinh vật phát triển và nâng cao tốc độ phân hủy.
- Độ ẩm: Để phân hủy sinh học thì độ ẩm trong không khí khoảng 80% và độ ẩm môi trường >20%.
- Ánh sáng: Ánh sáng sẽ làm biến đổi cấu trúc của vật liệu khiến chúng xuống cấp trầm trọng và dễ bị phân rã hơn.
Sự khác biệt giữa nhựa polyme phân hủy sinh học và không phân hủy
Trên thị trường hiện nay tồn tại hai loại đó chính là nhựa polyme phân hủy sinh học và loại không phân hủy. Chúng có sự khác biệt nhất định qua những khía cạnh như sau:
Tiêu chí so sánh | Nhựa polyme phân hủy sinh học | Nhựa polyme không phân hủy sinh học |
Khả năng phân hủy | Có (phân hủy hoàn toàn) | Không |
Nguyên liệu | Được sản xuất từ nguyên liệu không tái tạo được kết hợp cùng nguyên liệu tái tạo được. | Sản xuất từ những nguyên liệu không tái tạo. |
Đặc điểm | Chịu nhiệt, hóa chất tốt
Cơ tính không quá cao Chịu tác động môi trường ở ngưỡng trung bình |
Cơ tính tốt
Chịu nhiệt, hóa chất tốt Chịu tác động môi trường tốt. |
Ứng dụng | Không tái chế được.
Thường sử dụng sản xuất các sản phẩm dùng 1 lần. |
Có thể tái chế.
Ứng dụng phổ biến hiện nay. |
Các loại nhựa polyme phân hủy sinh học
Với nhựa polyme phân hủy sinh học được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa vào nguồn gốc từ nguyên liệu dầu mỏ và nguyên liệu tái tạo. Sau đây là một số lợi nhựa polyme phân hủy sinh học quen thuộc:
- Polylactic acid: Thành phần nhựa chủ yếu là axit lactic có nguồn gốc từ tinh bột tự nhiên. Đây là nguồn nguyên liệu có khả năng tái tạo tránh sự phụ thuộc vào nguyên liệu dầu mỏ hiện nay.
- Polyhydroxyalkanoates: Loại nhựa được sản xuất tự nhiên nhờ vi khuẩn và các mô thực vật biến đổi gen. Nhựa được dùng để đóng gói các loại thực phẩm. Làm cốc đĩa và những sản phẩm y tế.
- Polysaccarit: Nhóm này thường được dùng để sản xuất nhựa polyme phân hủy sinh học là tinh bột và xenlulozo. Ngoài ra, polysaccarit có thể tạo ra những sản phẩm có tính phân hủy cao, thân thiện với môi trường.
- Xenlulozo: Đây là một loại polysacarit có nguồn gốc thực vật và đây là loại nhựa thường được dùng để sản xuất vải sợi, gọng kính, hộp đựng thuốc lá hay khung gầm các loại xe ô tô….
- Chitin/Chitosan: Đây là loại polyme kỵ nước nguồn gốc từ động vật với khả năng tạo màng tốt, kháng khuẩn, kháng nấm chống oxy hóa.
- Agar: Đây là loại polyme được sản xuất từ tảo biển. Chúng được nghiên cứu sản xuất ra các sản phẩm nhựa sinh học thay thế các sản phẩm làm bằng nhựa tổng hợp.

Ứng Dụng Của Nhựa polyme phân hủy sinh học
Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, nhựa polyme phân hủy sinh học được ứng dụng phổ biến, rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:
- Ứng dụng trong nông nghiệp: Làm màng phủ, màng bảo quản thực phẩm….
- Sử dụng trong y sinh học như: Làm chỉ khâu phẫu thuật, mô nhân tạo….
- Ứng dụng làm bao bì, túi đựng hàng hóa: Những bao bì này sẽ thay thế màng nilon thông thường….
Kết luận
Như vậy, nhựa polyme phân hủy sinh học là một giải pháp tiềm năng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra. Để lựa chọn những bao bì thân thiện với môi trường hãy đến ngay với Bao bì Minh Sang. Đơn vị trực tiếp sản xuất và phân phối ra thị trường rất nhiều loại bao bì khác nhau đáp ứng tối đa nhu cầu của các doanh nghiệp.