Giấy Phép Môi Trường Là Gì? Những Yêu Cầu Của Giấy Phép Môi Trường

Giấy phép môi trường là một công cụ pháp lý quan trọng nhằm bảo vệ và duy trì sự cân bằng sinh thái trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp. Nhờ có giấy phép này đem lại nhiều lợi ích không chỉ cho doanh nghiệp mà còn có ích với người tiêu dùng và môi trường sống của chúng ta. Để hiểu hơn về giấy phép môi trường bạn có thể tìm hiểu qua bài chia sẻ sau đây.

1. Giấy phép môi trường là gì?

Giấy phép môi trường chính là một văn bản do cơ quản nhà nước cấp cho các tổ chức hoặc cá nhân hoạt động trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc dịch vụ. Mục đích của giấy phép này là đảm bảo rằng các hoạt động của doanh nghiệp sẽ không gây ra ô nhiễm hoặc tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh.

Giấy phép môi trường còn yêu cầu các doanh nghiệp, tổ chức phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm, và tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường do cơ quan quản lý môi trường quy định. 

Giấy phép môi trường là gì?
Giấy phép môi trường là gì?

2. Những yêu cầu của giấy phép môi trường đối với ngành bao bì

Đối với ngành bao bì giấy phép môi trường đã đưa ra những yêu cầu nhất định được thể hiện trong những văn bản dưới đây.

2.1 Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020

  • Đánh giá tác động môi trường: Theo quy định trong luật thì những cơ sở sản xuất bao bì phải đánh giá những tác động đến môi trường trước khi xây dựng nhà máy. Từ đó, đánh giá được mức độ ảnh hưởng đến dự án xung quanh và đề xuất ra những biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực.
  • Về giấy phép môi trường: Các cơ sở sản xuất bao bì cần phải xin được giấy phép môi trường từ các cơ quan chức năng trước khi đưa vào hoạt động. Giấy phép bao gồm những quy định rõ ràng trong quá trình sản xuất.
  • Xử lý chất thải hiệu quả: Mọi chất thải được phát sinh từ quá trình sản xuất bao bì như: Nước thải, chất thải rắn, khí thải cần phải được thu gom, phân loại và xử lý theo đúng quy định. Các doanh nghiệp cần phải xây dựng một hệ thống xử ý chất thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.
  • Quản lý những chất thải nguy hại: Trường hợp những cơ sở sản xuất phát sinh chất thải nguy hại thì doanh nghiệp sản xuất bao bì cần phải đăng ký quản lý chất thải và hợp tác với các đơn vị có giấy phép trong việc xử lý chất thải nguy hại.

2.2 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP quản lý chất thải và phế liệu

Dựa theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP quản lý chất thải và phế liệu thì các công ty bao bì cần phải thực hiện những vấn đề như sau:

  • Quản lý những chất thải rắn công nghiệp: Nghị định yêu cầu những công ty sản xuất bao bì cần phải thu gom, quản lý những chất thải rắn công nghiệp không nguy hại theo đúng quy định. Chất thải có thể tái chế hoặc xử lý an toàn trước khi thải ra môi trường.
  • Cần phân loại và tái chế chất thải: Các doanh nghiệp sản xuất bao bì cần phải thực hiện phân loại và tái chế chất thải tại nguồn để giảm thiểu khối lượng chất thải ra môi trường. Đây là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thực hiện kinh tế tuần hoàn và bảo vệ môi trường hiệu quả.

2.3 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại

Với thông tư này luôn đưa ra những quy định chi tiết rõ ràng về việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý những chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình sản xuất bao bì. Các doanh nghiệp cần phải có sổ đăng ký quản lý chất thải nguy hại và hợp đồng với những đơn vị xử lý chất thải.

Những yêu cầu của giấy phép môi trường
Những yêu cầu của giấy phép môi trường

>> Xem thêm : Tiêu Chuẩn ESG Là Gì? Những Thông Tin Hữu Ích Bạn Cần Biết

3. Tại sao doanh nghiệp cần phải có giấy phép môi trường

Đối với các doanh nghiệp việc sở hữu giấy phép môi trường mang đến rất nhiều các lợi ích thiết thực nhất như:

  • Tuân thủ giấy phép môi trường giúp doanh nghiệp hoạt động hợp pháp để tránh bị xử phạt hoặc ngừng hoạt động do vi phạm pháp luật.
  • Các doanh nghiệp tuân thủ giấy phép môi trường sẽ được khách hàng và đối tác đánh giá cao, từ đó nâng cao uy tín và thương hiệu của mình trong mắt công chúng.
  • Các tổ chức tài chính thường ưu tiên cấp vốn cho doanh nghiệp có trách nhiệm về môi trường, vì vậy việc tuân thủ giấy phép môi trường giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các nguồn đầu tư và tín dụng.

4. Hồ sơ, trình tự cấp giấy phép môi trường

Để thực hiện việc cấp phép môi trường người dùng cần phải thực hiện đúng quy trình đã được đưa ra.

4.1 Hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường

Để xin cấp giấy phép môi trường các doanh nghiệp, tổ chức cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như:

  • Văn bản xin cấp giấy phép môi trường.
  • Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường.
  • Các tài liệu về pháp lý, kỹ thuật khác của các dự án đầu tư, cơ sở, kinh doanh, khu sản xuất, cụm công nghiệp….

4.2 Trình tự giải quyết cấp giấy phép môi trường

Quy trình giải quyết cấp giấy phép môi trường sẽ được thực hiện theo một bước như sau:

  • Bước 1: Các doanh nghiệp, chủ dự án hay các tổ chức cơ sở tiến hành nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường cho các cơ quan cấp giấy phép và nộp phí theo quy định.
  • Bước 2: Sau 5 ngày kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ cơ quan cấp giấy phép sẽ thực hiện các nội dung trong quá trình cấp phép.
  • Bước 3: Các tổ chức thẩm định cấp giấy phép theo đúng các quy định, điều lệ của Luật pháp.
  • Bước 4: Căn cứ vào kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định, tổ thẩm định sẽ quyết định đến quyền cấp giấy phép môi trường. Trường hợp cần chỉnh sửa, hội đồng sẽ thông báo lại để bổ sung đầy đủ đúng theo quy định pháp luật.

Như vậy, giấy phép môi trường là một văn bản cần thiết để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động hiệu quả an toàn cho môi trường. Với Bao bì Minh Sang là một trong những công ty sản xuất bao bì hàng đầu trên thị trường tuân thủ đầy đủ giấy phép môi trường. Tại Minh sang có rất nhiều các mẫu mã bao bì đạt tiêu chuẩn chất lượng khác nhau đáp ứng tối đa mọi nhu cầu sử dụng.